- Xin chào tất cả các bạn, bài viết này mình xin chia sẻ một chút kiến thức mình tìm hiểu được về Lambda, Closure và callback trong PHP, mong mọi người theo dõi.
1 Lambda
1.1) Lambda là gì
- Lambda là một anonymous function (hàm ẩn danh) nó có thể khai báo,định nghĩa ở bất kỳ đâu và không có khả năng tái sử dụng.
- Lambda chỉ tồn tại trong phạm vi mà nó định nghĩa, vì vậy nếu như sử dụng nó ngoài phạm vì thì hàm này sẽ không còn tác dụng nữa
- Lambda có thể gán vào 1 biến để sử dụng
1.2) Cú pháp
- Khai báo hàm thông thường trong PHP:
function sayHello() {
return "Xin chào!";
}
echo sayHello();
- Để khai báo lambda trong PHP chúng ta sử dụng cú pháp:
function (argument)
{
//code
}
- Hoặc có thể sử dụng hàm create_function() trong PHP
create_function('', argument);
-
Trong đó argument là các tham số bạn muốn truyền vào tham số ẩn danh.
-
Các hàm thông thường muốn thực hiện được chúng ta cần gọi đến tên của nó, còn lambda thì là hàm nặc danh nên để gọi được thì ta sẽ gán nó với một biến hoặc truyền nó như một tham số
$hello = function () {
return "Xin chào!";
}
// Gọi hàm này
echo $hello();
// Xin chào!
- Ở trên chúng ta đã gán lambda với một biến, còn nếu ta muốn truyền nó như một tham số sẽ như sau
function speak($message){
echo $message();
}
// Gọi hàm
speak(function(){
return "Xin chào";
});
- Sử dụng hàm nặc danh hay Lambda là rất hữu ích khi các chức năng chúng ta chỉ cần sử dụng một lần duy nhất.
- Thông thường, chúng ta sẽ cần một hàm nào đó để làm một công việc, nhưng nó không có nghĩa là chúng ta sẽ dùng nó trong phạm vi global. Thay vì có một hàm sử dụng một lần và sau đó không dùng ở đâu nữa, chúng ta có thể sử dụng một hàm ẩn danh để thay thế.
2) Closure
2.1) Closure là gì
- Closure cơ bản cũng giống một lambda, nhưng closure có thêm chức năng là có thể sử dụng các biến bên ngoài phạm vi mà nó được tạo ra.
- Một đặc điểm nhận dạng Closure function là nó sẽ có từ khoá use phía sau tên của hàm.
2.2) Cú pháp
-Để khai báo closure trong PHP chúng ta sẽ sự dụng cú pháp:
function (argument) use (scope) {
//code
}
- Trong đó:
- argument là các tham số các bạn muốn truyền vào trong closure
- scope là danh sách các biến phía ngoài closure mà các bạn muốn sử dụng trong closure.
Ví dụ:
$name = 'Dau Xanh';
$sayHello = function () use ($name) {
return "Xin chào $name";
};
echo $sayHello();
//Kết quả: Xin chào Dau Xanh
- Trong ví dụ trên bạn có thể thấy Closure có thể truy xuất biến $name vì nó được khai báo trong từ khóa use trong phần định nghĩa closure. Giả sử nếu ta thay đổi giá trị của biến $name trong closure thì nó không hề ảnh hưởng gì đến giá trị gốc của biến $name ở ngoài, Để có thể thay đổi được giá trị của biến $name ở ngoài thì ta cần phải truyền tham chiếu (&$name) của biến đó vào trong từ khóa use
Ví dụ
$i = 0;
$closure = function () use ($i){
// ở đây mình tăng biến $i lên
++$i;
};
// Sau đó gọi hàm
$closure();
// Kết quả $i ở ngoài không thay đổi
echo $i;
// 0
$i = 0;
// Tăng biến $i trong phạm vi Closure nhưng sử dụng con trỏ tham chiếu &
$closure = function () use (&$i){
++$i;
};
// Gọi hàm
$closure();
// Biến $i ở ngoài đã thay đổi
echo $i;
// 1
- Closure là rất hữu dụng khi sử dụng các hàm PHP mà chấp nhận một hàm callback kiểu như array_map, array_filter, array_walk...
- Ví dụ tiếp theo chúng ta sử dụng hàm array_map để nhân các phần tử với một hệ số được khai bao trước
Ví dụ
// hệ số nhân
$multiplier = 2;
$arr = [1, 2, 3, 4, 5];
$newArr = array_map(function($item) use ($multiplier) {
return $item * $multiplier;
}, $arr);
var_dump($newArr);
- Kết quả:
array(5) {
[0]=>
int(2)
[1]=>
int(4)
[2]=>
int(6)
[3]=>
int(8)
[4]=>
int(10)
}
- Trong ví dụ trên, chúng ta thấy rằng không cần thiết phải tạo ra một hàm chỉ để nhân hai số với nhau, do đó chúng ta sử dụng Closure để thực hiện công việc như thế này và sau đó không bao giờ dùng đến nó.
- Closure là một khái niệm rất hay dùng trong các framework PHP hiện nay, việc sử dụng Lambda và Closure để thực hiện các công việc nhỏ mà không làm ảnh hưởng đến namespace của dự án và đặc biệt sử dụng nó rất tốt trong callback.
- Ví dụ trong Laravel
Route::get('user/(:any)', function ($name) {
return "Xin chào " . $name;
});
3 Callback
3.1) Callback là gì
- Callback là khái niệm một hàm được truyền vào một hàm khác như một tham số để nó có thể được thực hiện trước hoặc sau một sự kiện hoặc một thay đổi trạng thái.
Ví dụ
function sayHello($callback) {
echo "Xin chào!</br>";
// code
// ...
$callback();
}
function sayGoodbye() {
echo "Tạm biệt!";
}
sayHello('sayGoodbye');
- Phía trên mình có định nghĩa hai hàm sayHello và sayGoodbye sau đó mình truyền hàm sayGoodbye vào hàm sayHello dưới dạng là tham số, trong hàm sayHello thì mình có thể code các thứ gì đó, sau đó cuối cùng mình sẽ gọi đến phần $callback (chính là hàm sayGoodbye) ở cuối cùng rồi kết thúc
- Trên là một ví dụ đơn giản về callback trong PHP, hàm sayGoodbye được truyền vào hàm sayHello như một tham số.
- Ví dụ trên đây khá dễ hiểu nhưng chưa nói đến việc sử dụng kết quả của hàm gọi trong hàm được gọi, mình sẽ đi qua một ví dụ sau
Ví dụ
function sayHello($first_name, $last_name, $callback) {
$full_name = $first_name . ' ' . $last_name;
$callback($full_name);
}
function formatName($full_name) {
echo "<h2>Xin chào $full_name <h2>";
}
sayHello('Dau', 'Xanh', 'formatName');
- Trong ví dụ trên thì khi gọi đến hàm callback thì đồng thời mình cũng truyền cho hàm callback giá trị** $full_name** vào trong hàm callback
- Bản chất của $callback(full_name) là gọi đến một hàm được xây dựng sẵn trong PHP đó là call_user_func, như vậy callback(full_name) tương đương với call_user_func(callback,full_name). Sử dụng callback có thể có lỗi xảy ra nếu chúng ta callback đến một hàm chưa được định nghĩa, vì vậy chúng ta cần kiểm tra xem có tồn tài callback hay không trước khi sử dụng
function sayHello($first_name, $last_name, $callback) {
$full_name = $first_name . ' ' . $last_name;
if (is_callable($callback)) {
call_user_func($callback, $full_name);
}
}
function formatName($full_name) {
echo "<h2>Xin chào $full_name <h2>";
}
sayHello('Dau', 'Xanh', 'formatName');
-
Callback thường được sử dụng khi ứng dụng cần thực hiện một hàm khác dựa trên ngữ cảnh hoặc trạng thái, hay nói một cách khác là muốn thực hiện một việc gì đó khi một sự kiện xảy ra.
- Sử dụng với các hàm nặc danh (anonymous function) hoặc với Closure.
- Lập trình đa luồng (multiple thread).
Lời kết
- Như vậy mình đã trình bày xong đến mọi người về hàm ẩn danh lambda, closure và callback trong PHP. Cám ơn mọi người đã theo dõi bài viết của mình
Nguồn tham khảo