Skip to content

Dashboard

Destructive Testing là gì? Kỹ thuật, phương pháp và ví dụ

Created by Admin

Destructive Testing được định nghĩa là một loại kiểm thử phần mềm để tìm ra các điểm lỗi trong một chương trình phần mềm. Đây là một phương pháp test trong đó một ứng dụng được cố tình thực hiện để kiểm tra tính mạnh mẽ của ứng dụng và xác định điểm lỗi.

Không giống như các phương pháp kiểm thử khác, kỹ thuật test chức năng này của ứng dụng sẽ kiểm tra hành vi không thể đoán trước của người dùng đối với ứng dụng đó.

Đối với Destructive Testing, không nhất thiết phải có kiến thức về các yêu cầu ban đầu của một sản phẩm phần mềm. Tuy nhiên, một số kiến thức có thể giúp chiến lược test được diễn ra và có kết quả tốt hơn.

Tại sao phải thực hiện Destructive Testing?

  • Giúp hiểu những phản hồi của phần mềm có thể dự đoán được khi phần mềm được sử dụng không đúng cách
  • Nó giúp kiểm tra tính mạnh mẽ của một phần mềm.

Những gì bạn cần kiểm tra trong quá trình thực hiện Destructive Testing?

Trong Thử nghiệm phá hủy, bạn sẽ kiểm tra những điều sau

  • Phản hồi của phần mềm phù hợp
  • Phản hồi của phần mềm không phù hợp
  • Sử dụng không đúng cách
  • Dữ liệu đầu vào không phù hợp
  • Dữ liệu đầu ra phù hợp

Cách thực hiện Destructive Testing

Destructive Testing bao gồm nhiều hoạt động như thiết kế một tập hợp các test script, thực thi các test script, sửa lỗi, đóng lỗi và cung cấp các chỉ số đạt hoặc không đạt cho các bên liên quan vào cuối quá trình lặp lại.

Đối với Destructive Testing, có rất nhiều cách có thể kiểm tra. Hãy xem một số ví dụ-

  • Phương pháp phân tích điểm thất bại: Đây là một hướng dẫn của hệ thống tiến hành đánh giá những gì có thể xảy ra sai sót ở các điểm khác nhau. Đối với chiến lược này, có thể cần sự trợ giúp từ BA (Nhà phân tích kinh doanh).
  • Đánh giá ngang hàng của người kiểm thử: Các test case của bạn được phân tích hoặc xem xét bởi một đồng nghiệp tester khác, người ít quen thuộc với hệ thống / chức năng hơn
  • Đánh giá kinh doanh các test case : Người dùng cuối hoặc các chuyên gia có thể nghĩ ra nhiều tình huống hợp lệ mà đôi khi tester có thể không xem xét hoặc bỏ qua vì toàn bộ trọng tâm của họ sẽ là kiểm tra các yêu cầu
  • Tiến hành exploratory testing, sử dụng các run sheet: Thực hiện Exploratory testing bằng cách run sheets, sẽ giúp xác định những gì đã được kiểm tra, lặp lại các thử nghiệm và cho phép bạn kiểm soát phạm vi kiểm thử của mình.
  • Sử dụng nguồn khác: Bạn có thể nhờ ai đó chọc phá sản phẩm phần mềm và phân tích các tình huống khác nhau.

Phương pháp Destructive Testing

Sau đây là các phương pháp Destructive Testing khác nhau được sử dụng trong Kỹ thuật phần mềm:

  • Alpha / Beta Testing
  • Regression Testing
  • Interface Testing
  • Equivalence Partitioning
  • Loop Testing
  • Acceptance Testing, ...

Kỹ thuật Destructive Testing

Dưới đây là các Kỹ thuật Destructive Testing có thể được sử dụng :

  • White Box Testing
  • Security Testing
  • Defect Testing
  • Smoke Testing, ...

Trong khi thực hiện Destructive Testingy, có một số điều kiện kiểm thử nhất định

  • Phần mềm sẽ không bao giờ xử lý hoặc chấp nhận dữ liệu đầu vào không hợp lệ
  • Bất kể dữ liệu đầu vào hợp lệ hay, đúng đắn hay không, phần mềm phải luôn tạo ra dữ liệu đầu ra phù hợp

Tóm lược:

Trong kỹ thuật này, một ứng dụng được cố ý tạo ra để chương trình không kiểm tra được tính mạnh mẽ của ứng dụng đó. Đối với Destructive Testing, không nhất thiết phải có kiến thức về các yêu cầu ban đầu của một sản phẩm phần mềm.

Bài viết được dịch lại từ nguồn: https://www.guru99.com/

Source: https://viblo.asia/p/destructive-testing-la-gi-ky-thuat-phuong-phap-va-vi-du-oOVlYnza58W