Skip to content

Dashboard

1 số lời khuyên dành cho các kiểm thử viên mới vào nghề

Created by Admin

Kiểm thử viên mới vào nghề thường có nhiều câu hỏi về kiểm thử phần mềm và công việc thực tế mà họ sẽ thực hiện. Là 1 kiểm thử viên chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn nên biết một số điều kiện nhất định trong nghề kiểm thử phần mềm.

Các mẹo dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp kiểm thử phần mềm của mình. Những lời khuyên về kiểm thử này cũng có thể áp dụng và trở nên hữu ích cho các chuyên gia kiểm thử có kinh nghiệm. Hãy áp dụng từng lời khuyên được đề cập bên dưới trong sự nghiệp của mình và bạn sẽ không bao giờ hối tiếc về những gì bạn đã làm.

Hiểu rõ về phần mềm / ứng dụng mà bạn đang làm.

Nếu bạn thực hiện kiểm thử mà không hiểu rõ các yêu cầu, bạn sẽ không thể xác định xem ứng dụng có đang hoạt động như thiết kế hay không, bạn cũng không thể biết liệu chức năng cần thiết có bị thiếu hay không. Hiểu rõ ràng về các yêu cầu trước khi bắt đầu kiểm thử là điều bắt buộc với bất kỳ kiểm thử viên nào.

Hiểu rõ về domain

Bạn nên có kiến thức kỹ lưỡng về miền mà bạn đang kiểm thử. Biết về miền sẽ giúp bạn đề xuất các giải pháp khắc phục lỗi tốt. Người quản lý team kiểm thử của bạn sẽ đánh giá cao đề xuất của bạn nếu bạn đưa ra được các giải pháp hợp lệ.

Đừng dừng lại bằng cách chỉ tái hiện lại lỗi. Hãy cung cấp các giải pháp hoặc quan điểm của bạn để giải quyết lỗi. Kiến thức tốt về miền cũng sẽ giúp bạn thiết kế các trường hợp thử nghiệm tốt hơn với mức độ phù hợp để kiểm thử là tối đa. Để được hướng dẫn thêm về cách thu thập kiến ​​thức về miền, hãy tham khảo bài đăng https://www.softwaretestinghelp.com/how-domain-knowledge-is-important-for-testers/

Không chủ quan khi kiểm thử

Đừng bắt đầu kiểm thử với giả định rằng sẽ không có lỗi. Là người thử nghiệm, bạn phải luôn tìm kiếm và phát hiện ra lỗi.

Tìm hiểu về công nghệ mới

Không có gì phải bàn cãi, các kỹ thuật kiểm thử cũ vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm thử hàng ngày, nhưng hãy cố gắng giới thiệu các quy trình kiểm thử mới phù hợp với bạn. Đừng dựa vào kiến thức sách vở, hãy thực tế. Ý tưởng kiểm tra mới của bạn có thể mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc đối với bạn.

Bạn không thể đảm bảo một ứng dụng không có lỗi

Bất kể bạn thực hiện bao nhiêu kịch bản kiểm thử, bạn không thể đảm bảo ứng dụng 100% không có lỗi. Có một số ràng buộc có thể buộc nhóm của bạn phải nâng cao sản phẩm lên cấp độ tiếp theo, khi biết một số vấn đề phổ biến hoặc mức độ ưu tiên thấp vẫn còn. Hãy cố gắng khám phá càng nhiều lỗi càng tốt, nhưng ưu tiên nỗ lực của bạn vào các chức năng cơ bản và quan trọng. Hãy nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt công việc.

Suy nghĩ như một người dùng cuối

Đây là lời khuyên hàng đầu của các kiểm thử viên dày dặn kinh nghiệm. Đừng chỉ đứng trên quan điểm của 1 tester, hãy suy nghĩ như khách hàng hoặc người dùng cuối. Ngoài ra, hãy luôn nghĩ xa hơn cả người dùng cuối của bạn. Thử nghiệm ứng dụng của bạn với tư cách là người dùng cuối. Hãy nghĩ về việc người dùng sẽ sử dụng ứng dụng của bạn ra sao.

Kỹ thuật cộng với tư duy của người dùng cuối sẽ đảm bảo rằng ứng dụng của bạn thân thiện với người dùng và sẽ dễ dàng vượt qua được vòng kiểm thử chấp nhận (User Acceptance Test). Đây là lời khuyên rất đáng để ghi nhớ dành cho kiểm thử viên mới vào nghề.

Không thể kiểm thử đủ 100%

Đừng ám ảnh về phạm vi bao phủ thử nghiệm 100%. Có hàng triệu đầu vào và các thử nghiệm kết hợp dẫn đến việc không thể bao quát được đủ độ bao phủ. Hãy sử dụng các kỹ thuật như phân tích giá trị biên và thử nghiệm phân vùng tương đương để giới hạn các trường hợp thử nghiệm của bạn ở trong mức có thể quản lý được.

Xây dựng mối quan hệ tốt với các developer

Với tư cách là người kiểm thử, bạn phải giao tiếp với nhiều thành viên khác trong nhóm, đặc biệt là nhóm developer. Có nhiều tình huống mà người kiểm tra và developer có thể không thống nhất về một số điểm nhất định. Bạn cần phải có kỹ năng để xử lý những tình huống đó mà không làm tổn hại đến mối quan hệ tốt đẹp với developer. Nếu bạn sai, hãy thừa nhận. Nếu bạn đúng, vẫn nên tỏ ra thiện chí. Đừng làm tình huống trở nên cá nhân hóa. Suy cho cùng, đó là chuyên môn của mỗi người và cả hai đều muốn có 1 sản phẩm tốt.

Học hỏi từ những sai lầm

Là một người mới bắt đầu, bạn chắc chắn sẽ mắc sai lầm. Nếu bạn không mắc lỗi là do bạn chưa kiểm thử đủ chăm chỉ! Bạn sẽ học được nhiều thứ khi bạn rút ra kinh nghiệm. Hãy sử dụng những sai lầm này như kinh nghiệm học tập của bạn, cố gắng không lặp lại những sai lầm tương tự. Sẽ rất phức tạp khi khách hàng gửi về bất kỳ lỗi nào trong một ứng dụng do bạn kiểm tra.

Đó chắc chắn là một tình huống khá áp lực với bạn và gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đừng nản chí về bản thân. Hãy tìm nguyên nhân gốc rễ của sự thất bại, cố gắng tìm ra lý do tại sao bạn không tìm thấy lỗi đó và tránh sai lầm tương tự trong trong tương lai. Nếu được yêu cầu, hãy thay đổi một số quy trình kiểm thử mà bạn đang làm.

Đừng đánh giá thấp bản thân nếu một số lỗi của bạn chưa được sửa

Một số kiểm thử viên có giả định rằng tất cả các lỗi do họ ghi lại sẽ được sửa. Nếu được thì sẽ là một điều tốt ở một mức độ nhất định nào đó nhưng bạn phải linh hoạt tùy theo tình huống. Tất cả các lỗi có thể được sửa hoặc không.

Ban quản lý dự án có thể trì hoãn các lỗi để sửa sau vì một số lỗi có mức độ ưu tiên thấp, mức độ nghiêm trọng thấp hoặc không có thời gian để sửa. Theo thời gian, bạn cũng sẽ biết được những lỗi nào có thể được hoãn cho đến lần phát hành tiếp theo của sản phẩm. Đọc bài viết sau để tham khảo vấn đề này https://www.softwaretestinghelp.com/how-to-get-your-all-bugs-resolved/

Kết luận Nếu bạn là một Kiểm thử viên có kinh nghiệm, bạn muốn đưa ra lời khuyên nào cho các kiểm thử viênc mới vào nghề ?

Nguồn : https://www.softwaretestinghelp.com/software-testing-advice-for-novice-testers/

Source: https://viblo.asia/p/1-so-loi-khuyen-danh-cho-cac-kiem-thu-vien-moi-vao-nghe-bJzKmVoBZ9N