Việc sử dụng server cluster sẽ giúp đảm bảo được tính liên tục trong hoạt động của các tổ chức. Vậy server cluster là gì? Nó hoạt động ra sao? Có các loại server cluster nào? Tất cả sẽ được trả lời ở trong bài viết này.
Nội dung
Cluster và Server cluster là gì?
Cluster (cụm) là một thuật ngữ chỉ hai hay nhiều máy tính hoạt động cùng một lúc. Mỗi máy tính tham gia vào một cluster được gọi là một node. Mỗi node sẽ có những thuộc tính riêng của nó, như hard drive, RAM CPU… Mặc dù mỗi server cluster đều sở hữu các tài nguyên riêng, chúng sẽ được hiển thị trong mạng dưới một host name hoặc một địa chỉ IP duy nhất.
Để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, mỗi nhóm server sẽ chạy cùng với nhau, tạo thành một server cluster. Ưu điểm của việc này là: nếu một máy trong cluster bị lỗi, công việc có thể được chuyển sang các máy khác trong cùng cluster. Server cluster đảm bảo việc truy cập liên tục của các client vào mọi tài nguyên liên quan đến server.
Tầm quan trọng của một server cluster
Một server cluster có độ ổn định cao, khả năng mở rộng tốt và hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng một máy. Các server cluster được tạo chủ yếu cho các ứng dụng cần cập nhật dữ liệu thường xuyên. Ngoài ra còn dành cho các ứng dụng chạy trong memory state trong thời gian dài. Nói chung, các server cluster được sử dụng cho các server chứa file, print, CSDL và message. Một server cluster có thể xử lý các lỗi như:
- Lỗi phần mềm ứng dụng và các lỗi dịch vụ liên quan
- Lỗi trong hệ thống phần cứng, chẳng hạn như CPU, bộ nhớ, nguồn điện…
- Sập trang web do các lỗi khách quan, gián đoạn nguồn điện…
Bên cạnh đó, có 3 lợi ích chính của việc thiết lập một server cluster trong các tổ chức:
- Tính khả dụng cao
- Ổn định
- Khả năng mở rộng tốt
Các server cluster cải thiện tính khả dụng bằng cách cung cấp các ứng dụng và dịch vụ khác nhau cho client. Từ đó đáp ứng được các mục tiêu về thời gian hoạt động của tổ chức. Một server cluster có thể làm tăng độ tin cậy bằng cách cải thiện khả năng “lì đòn” của server trong trường hợp hệ thống bị lỗi. Cụ thể, các server cluster có khả năng loại bỏ các điểm lỗi cụ thể thông qua dự phòng. Ngoài ra, khả năng mở rộng lớn sẽ giúp việc mở rộng quy mô trong tương lai dễ dàng hơn.
Cách hoạt động của một server cluster là gì?
Các server cluster có thể hoạt động tốt cho các ứng dụng không thể được phân bổ trên nhiều server. Mỗi server trong cluster sẽ có quyền kiểm soát các thiết bị cục bộ của nó. Ngoài ra, mỗi server cũng có thể duy trì một bản sao của HĐH cụ thể. Bên cạnh đó là các ứng dụng và dịch vụ được thiết kế bởi cluster. Mỗi cluster đều có các thiết bị chung như đĩa nằm trong nguồn cung cấp đĩa chung. Các phương tiện kết nối có thể truy cập vào các đĩa này, cũng được sở hữu và kiểm soát bởi một server.
Trong một server cluster, mỗi thời điểm sẽ chỉ có một node hoạt động. Sở dĩ là vì các node nhận các bản cập nhật của chúng hoàn toàn riêng biệt. Trong khi đó, các node khác thường sẽ được giữ ở chế độ chờ. Nếu có bất kỳ node đang hoạt động nào gặp sự cố, các node đang chờ khác sẽ thay thế ngay lập tức, vì tất cả các node trong cluster đều được gắn vào một storage system chung. Storage system được sử dụng bởi server cluster này được gọi là một quorum. Đây cũng chính là cấu hình CSDL của server cluster.
Tài nguyên của quorum thường chứa các dữ liệu như thông tin về cấu hình của cluster. Đồng thời, quorum cũng lưu giữ một bản ghi các thay đổi đã được thực hiện với cấu hình nó.
Các loại server clust
Hiện nay, có ba loại server cluster khác nhau. Bao gồm:
1. Single quorom device cluster
Server cluster này còn được biết đến với cái tên Standard quorum cluster. Đây cũng là loại cluster phổ biến, được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Loại cluster này có nhiều node với một hoặc nhiều cluster storage (cluster disk array). Đồng thời, nó cũng có một cơ chế kết nối gọi là “bus”.
2. Majority node set cluster
Trong loại hình cluster này, mỗi node quản lý bản sao dữ liệu được cấu hình trong node của chính nó. Đây chính là tài nguyên quorum giúp đảm bảo tính liên tục của dữ liệu cấu hình giữa các node. Do đó, majority node set cluster thường được sử dụng trong việc phân tán các server cluster về mặt địa lý.
3. Local quorum cluster
Local quorum cluster còn được gọi là single node cluster. Nó chỉ có duy nhất một node, thường chỉ được dùng cho mục đích thử nghiệm.
Hiện nay, phần lớn các tổ chức đều sử dụng server cluster để cải thiện uptime của server. Các server cluster được xây dựng sao cho mọi server trong cluster có thể hoạt động cùng nhau. Do đó, các dữ liệu sẽ được bảo vệ tốt hơn. Đồng thời, các ứng dụng khác cũng như các dịch vụ của nó vẫn có thể chạy kể cả có khi máy gặp sự cố. Tuy nhiên, dù sao thì các server cluster phải phụ thuộc vào công nghệ mạng IP-based để có thể hoạt động.
Theo ApacheBooster.
Tìm hiểu thêm
Server Rack là gì? Lợi ích của Server Rack
Server là gì? Có các loại server nào?
DHCP Server là gì?