Ngày nay, công nghệ ảo hóa đang ngày càng phát triển. Dẫn đến sự ra đời của công nghệ ảo hóa phần mềm, phần cứng, server. Proxmox là công cụ giúp ảo hóa các server mà nguồn mở. Vậy cụ thể hơn, Proxmox là gì?
Nội dung
Proxmox là gì?
Proxmox là một giải pháp quản lý ảo hóa server mà nguồn mở. Nó cung cấp khả năng quản lý công nghệ VPS (server ảo) với Linux OpenVZ và KVM. Ngoài ra, người dùng Proxmox có thể truy cập giao diện web sau khi cài đặt trên server. Tính năng này giúp việc quản lý trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Proxmox được phát triển bởi Proxmox Server Solutions ở Áo, bởi quỹ Internet Foundation của nước này. Proxmox được phát hành chính thức theo giấy phép GNU General Public License. Đây là một công cụ mã nguồn mở hoàn toàn. Do đó nó có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu của mỗi cá nhân.
Các thông số của Proxmox
- Giải pháp dựa trên Debian 6 64 bit
- Hỗ trợ chipset Intel và AMD mới nhất
- Kết hợp công nghệ ảo hóa KVM và OpenVZ
- Giao diện web quản lý dễ dàng
- Có quyền kiểm soát hoàn toàn để tạo và quản lý các cơ sở hạ tầng ảo
- Hỗ trợ phần cứng lớn
- Tối ưu hóa ảo hóa bare-metal, hỗ trợ workload lớn
- Có thể mở rộng đến 32 node
Các tính năng của Proxmox là gì?
1. Quản lý
Proxmox cung cấp một giao diện quản lý web-based, có thể dễ dàng truy cập sau khi tham gia server. Người dùng không cần phải cài đặt bất kỳ công cụ bổ sung, node quản lý, CSDL bổ sung nào. Việc quản lý được thực hiện thông qua giao diện web dựa trên javascript framework. Do đó, nó cho phép quản trị viên có quyền kiểm soát mọi tính năng.
Tính năng của giao diện quản lý
- VNC console, hỗ trợ SSL
- Dựa trên Javascript Framework
- Nhiều phương thức xác thực khác nhau
- Dynamic Update cho các tài nguyên
- Tạo server ảo và container ảo
- Có thể xử lý hàng ngàn VM
- Quản lý quyền hạn, user dựa trên vai trò
2. Lưu trữ linh hoạt
Proxmox cung cấp cho người dùng một mô hình lưu trữ linh hoạt. Các hình ảnh VM có thể được lưu trữ trên 1 hay nhiều kho cục bộ trên các kho lưu trữ được chia sẻ, như NFS và SAN.
Lưu trữ các máy ảo trên bộ nhớ được chia sẻ sẽ cho phép di chuyển trực tiếp các VM một cách nhanh chóng.
Các mô hình lưu trữ được Promox hỗ trợ
- ZFS
- NFS Share
- Ceph RBD
- ISCI target
- GlusterFS
- LVM Group
- Director (Lưu trữ trên hệ thống file hiện có)
3. Network
Proxmox sử dụng mô hình mạng bắc cầu. Tất cả các VM đều chia sẻ chung một “cây cầu”. Nó tương tự như mỗi cable ảo từ các máy khách đều được cắm vào cung một switch. Cây cầu này sau đó được kết nối với bộ adapter vật lý cho host server được gán cấu hình mạng TCP/IP. Từ đó VM có thể giao tiếp được với bên ngoài.
Proxmox hiện nay hỗ trợ VLAN, bonding và các tập hợp mạng. Do đó, người dùng có thể xây dựng các mạng ảo linh hoạt, phức tạp cho các host, tận dụng được toàn bộ công suất của stack mạng Linux.
4. Sao lưu và khôi phục
Proxmox có công cụ sao lưu dữ liệu được tích hợp sẵn, gọi là “vzdump”. Công cụ này tạo ra các snapshot của khách ảo của Openvz và KVM. Vzdump sau đó sẽ tạo một tarball các dữ liệu VM hoặc CT, gồm các đĩa ảo và mọi dữ liệu cấu hình.
Những điểm chính
- Sao lưu trực tiếp
- Lên lịch sao lưu
- Hỗ trợ GUI cho việc vận hành sao lưu
- Hỗ trợ GUI cho việc khôi phục
- Giao diện cmd có sẵn
- Giám sát qua GUI
5. Live migrate và High Availability Cluster
Promox VE High Availability Cluster cho phép định nghĩa các server ảo có sẵn. Với việc triển khai một cluster, ta có thể cân bằng workload trên các host khác nhau. Từ đó cải thiện tính khả dụng của các máy ảo. Giả sử một máy ảo hay container (VM hoặc CT) được cấu hình như một HA và host vật lý không thể xử lý được. Khi đó, VM sẽ được tự động restart trên một trong các cluster còn lại.
Trong trường hợp bảo trì phần cứng, ta có thể di chuyển các máy ảo trên một node khác. Quá trình này sẽ không hề xảy ra downtime, hoặc chỉ rất ít.
Đối với KVM container
Việc di chuyển một máy ảo từ host vật lý sang một host vật lý khác sẽ được thực hiện liền mạch, không gián đoạn. Để sử dụng di chuyển trực tiếp (live migration), mọi đĩa ảo phải nằm trên bộ lưu trữ dùng chung, giữa các host, như một SAN hay NAS.
Đối với OpenVZ container
Việc di chuyển container cũng sẽ không có downtime. Kể cả khi sử dụng các bộ nhớ cục bộ. Vì vậy, việc sử dụng bộ nhớ dùng chung (Không cần San hay Nas).
Theo Hivelocity.
Tìm hiểu thêm:
So sánh cloud & ảo hóa. Liệu có giống nhau như ta nghĩ?
Virtualization Technology là gì và hoạt động như thế nào?
Máy ảo VM là gì? Cách thức hoạt động của nó?