Server là một trong những khái niệm phổ biến nhất trong lĩnh vực CNTT. Vậy server là gì? Có các loại server nào?
Nội dung
Server là gì?
Server là một khái niệm phổ biến trong mạng ngày nay. Nó đề cập đến một máy tính hoặc phần cứng chuyên dụng. Đây là nơi phần mềm server hoạt động và cung cấp dịch vụ cho các máy tính hoặc client khác. Một server có nhiều chức năng riêng biệt. Đồng thời các loại server cũng được phân chia theo các mục đích sử dụng khác nhau.
Server là một thiết bị có một bộ chương trình hoặc giao thức cụ thể cung cấp các dịch vụ khác nhau. Server và các client tạo thành mạng client – server. Mạng này cung cấp hệ thống định tuyến và quyền truy cập tập trung vào thông tin, tài nguyên, dữ liệu được lưu trữ, v.v.
Server và những cấp độ liên quan
Ở cấp độ cơ bản nhất, nó được xem như một giải pháp công nghệ phục vụ các file, dữ liệu, tài nguyên in, fax và nhiều máy tính. Các phiên bản server nâng cao, như Windows Small Business Server 2003 R2 cho phép người dùng xử lý tài khoản và password. Ngoài ra còn cho phép hoặc giới hạn quyền truy cập vào tài nguyên được chia sẻ, tự động hỗ trợ dữ liệu và truy cập thông tin doanh nghiệp từ xa.
Các loại server và mạng server
Khái niệm server platform
Server platform là phần cứng hoặc phần mềm cơ bản cho một hệ thống hoạt động như một động cơ điều khiển server. Nó thường đồng nghĩa với khái niệm hệ điều hành.
Có các loại server nào?
1. Application Server
Còn được gọi là một loại middleware. Nó chiếm một lượng đáng kể vùng tính toán giữa database server và người dùng cuối. Thường được sử dụng để kết nối 2 máy chủ với nhau.
2. Audio / Video Server
Loại server này cung cấp khả năng đa phương tiện cho các trang web bằng cách giúp người dùng phát nội dung đa phương tiện trực tuyến.
3. Chat Server
Nó phục vụ người dùng trao đổi dữ liệu trong một môi trường tương tự như nhóm tin Internet. Do đó, chat server cho phép các cuộc thảo luận trực tuyến trong thời gian thực.
4. Fax Server
Đây là một trong những lựa chọn tốt nhất cho các tổ chức chỉ có nhu cầu tối thiểu về tài nguyên điện thoại, mà đồng thời lại muốn có thể fax các tài liệu thực.
5. FTP Server
Hoạt động trên một trong những dịch vụ Internet lâu đời nhất, giao thức truyền file (FTP). Nó cung cấp khả năng truyền file an toàn giữa các máy tính, trong khi vẫn đảm bảo tính bảo mật của file và kiểm soát truyền.
6. Groupware Server
Là một phần mềm cho phép người dùng làm việc cùng nhau. Không phân biệt vị trí, thông qua Internet hoặc mạng nội bộ của công ty. Và hoạt động cùng nhau trong một bầu không khí ảo.
7. IRC Server
Đây là một lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm khả năng real-time discussion. Internet Relay Chat bao gồm các server mạng khác nhau cho phép người dùng kết nối với nhau vào mạng IRC.
8. List Server
Giúp quản lý mailing list tốt hơn. Server có thể là cuộc thảo luận tương tác mở cho mọi người. Hoặc danh sách một chiều cung cấp thông báo, bản tin hoặc quảng cáo.
9. Mail Server
Loại server này chuyển và lưu trữ email qua các mạng công ty thông qua mạng LAN, WAN và trên Internet.
10. News Server
New Server có vai trò như một nguồn phân phối cho nhiều nhóm tin công cộng, có thể tiếp cận qua mạng tin tức USENET.
11. Proxy Server
Hoạt động như một trung gian giữa client program và server bên ngoài. Proxy Server có nhiệm vụ lọc các yêu cầu, cải thiện hiệu suất và chia sẻ kết nối.
12. Telnet Server
Nó cho phép người dùng đăng nhập vào máy host và thực hiện các tác vụ, như thể họ đang làm việc trên một máy tính từ xa.
13. Server ảo
Giống như một máy tính vật lý vì nó đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng. Có thể được khởi động riêng và duy trì sự riêng tư của một máy tính riêng biệt. Về cơ bản, khoảng cách giữa các shared và hosting server được giảm xuống, mang lại sự tự do cho các khách hàng khác, với chi phí thấp hơn. Giờ đây, nó có mặt khắp nơi trong trung tâm dữ liệu.
14. Web Server
Nó cung cấp nội dung tĩnh cho trình duyệt web bằng cách tải file từ đĩa và chuyển tới trình duyệt web của người dùng. Exchange này là trung gian của trình duyệt và server, giao tiếp bằng HTTP.
Hi vọng với những thông tin Vietnix cung cấp, bạn có thể hiểu được định nghĩa Server là gì và các loại server. Chúc bạn thành công!
Theo Router-Switch.
Tìm hiểu thêm:
>>> DHCP Server là gì?
>>> Xử lý những vấn đề thường gặp của Server
>>> Hướng dẫn kiểm tra dung lượng thư mục trên server