Skip to content

Dashboard

CPU là gì? Mọi thứ chúng ta cần biết về CPU

Created by Admin

CPU là gì? Mọi thứ chúng ta cần biết về CPU

18/03/2021
1 Lượt xem

CPU là trung tâm, đầu não của mọi bộ máy tính. Trải qua gần nửa thế kỷ phát triển, CPU đã đạt được vô số bước tiến mạnh mẽ. Vậy CPU là gì? Tầm quan trọng cũng như khả năng của nó lớn thế nào?

CPU là gì?

Nói một cách ngắn gọn, CPU nằm trong hầu hết các thiết bị trong đời sống hàng ngày. Từ đồng hồ thông minh, máy tính cho đến các loại máy điều nhiệt…CPU chịu trách nhiệm xử lý và thực hiện các lệnh. CPU là bộ não của mọi thiết bị điện tử. Bài viết này sẽ giải thích cách CPU tương tác với các bộ phận khác trên thiết bị. Đồng thời chỉ ra những đặc điểm khiến nó trở thành một phần không thể thiếu hiện nay.

CPU là gì?

Sơ lược về CPU

CPU là thành phần cốt lõi tạo nên các thiết bị máy tính. Nó không phải là thành phần duy nhất, nhưng nó lại là bộ não của cả thiết bị. Nó là một con chip nằm trong một ổ cắm đặc biệt nằm trên bảng mạch chính (motherboard hay mainboard). CPU được tách biệt rõ ràng với bộ nhớ, cũng như card đồ họa hay chip đồ họa.

CPU được chế tạo bằng cách đặt hàng tỷ các transistor siêu nhỏ vào một chip máy tính. Các transistor này cho phép các tính toán cần thiết để chạy các chương trình được lưu trữ trên bộ nhớ hệ thống. Chúng truyền dẫn các dãy số nhị phân gồm 0 và 1 thông qua việc đóng/mở các cổng đều đặn. Từ đó truyền tải mọi thao tác vào thiết bị.

Một trong những tiến bộ phổ biến nhất của công nghệ CPU là làm cho các transistor này ngày càng nhỏ hơn. Từ đó, tốc độ CPU được cải thiện dần qua nhiều thập kỉ. Việc này thường được mô tả bởi Định luật Moore.

Trong bối cảnh của các thiết bị tân tiến, mỗi desktop hay laptop đều có một CPU chuyên dụng, thực hiện nhiều chức năng xử lý cho hệ thống. Bên cạnh đó, các thiết bị di động, máy tính bảng…sử dụng mô hình System on Chip (SoC). Đây là một chip chứa cả CPU của thiết bị cùng với nhiều thành phần khác. Cả IntelAMD đều cung cấp CPU có chip đồ hạ và bộ nhớ lưu trữ trên chúng. Do đó, các CPU có thể đảm nhiệm nhiều công việc hơn so với những chức năng cơ bản.

Vai trò của CPU là gì?

Về mặt bản chất, CPU nhận các lệnh từ một chương trình hoặc ứng dụng. Sau đó nó sẽ thực hiện các phép tính. Quá trình này được chia thành ba giai đoạn: Tìm nạp, giải mã và thực thi. CPU tìm nạp lệnh từ RAM rồi giải mã lệnh. Sau đó, nó thực thi các lệnh bằng các bộ phận trong CPU.

Các lệnh (tính toán) được thực thi thường liên quan đến số học cơ bản. Nó so sánh các số nhất định với nhau, hoặc di chuyển chúng trong bộ nhớ. Ngôn ngữ của máy tính là ngôn ngữ máy, biểu hiện qua các con số. Cho nên những tác vụ này tương đương với những việc mà CPU làm. Từ nền tảng này, nó có thể được sử dụng để khởi động Windows, hay xem các video trên YouTube…

Trong các hệ thống hiện tại, CPU không chịu trách nhiệm xử lý mọi tác vụ. Tuy nhiên, nó vẫn phải cung cấp cho phần cứng các “con số” để nó có thể hoạt động. Đồng thời, nó cũng cần truyền tải các thông tin cần thiết đến những bộ phận khác. Có thể là card đồ họa hoặc ổ cứng…

Core và xung nhịp

Core của CPU là gì?

Ban đầu, CPU chỉ có một lõi (core) xử lý duy nhất. Ngày nay, các CPU hiện đại bao gồm nhiều core, cho phép thực hiện nhiều lệnh cùng lúc. Từ đó nó có vai trò như nhiều CPU trên một chip duy nhất. Hầu hết các CPU trên thị trường hiện nay đều có ít nhất 2 core (dual-core). Phổ biến hơn là 4 core (lõi tứ). Trong khi đó, có nhiều con chip đắt tiền hơn, với từ 6 core đến 32 core.

Một số bộ xử lý cũng sử dụng một công nghệ gọi là đa luồng. Hãy tưởng tượng một core CPU vật lý duy nhất có thể thực hiện hai dòng thực thi (thread) cùng một lúc. Về mặt logic, nó sẽ ở dạng hai core trên hệ điều hành. Các core ảo này tuy không mạnh mẽ bằng lõi vật lý, nhưng chúng có thể chia sẻ cùng một tài nguyên. Nhìn chung, nó có thể cải thiện đáng kể hiệu suất đa nhiệm của CPU khi chạy trên các phần mềm có thể tương thích.

Xung nhịp của CPU

Xung nhịp (clock) là một thông số phổ biến khác của CPU – được đo bằng đơn vị Gigahertz (GHz). Nó biểu thị số lượng lệnh mà CPU có thể xử lý trong mỗi giây. Tuy vậy, nó không đại diện cho hiệu suất của CPU nói chung. Tốc độ xung nhịp chủ yếu dùng để so sánh các CPU khác nhau từ cùng một dòng sản phẩm hay một thế hệ. Giả sử mọi thông số của hai CPU bất kỳ là giống nhau. Khi đó, CPU có xung nhịp lớn hơn đồng nghĩa với việc nó có bộ xử lý nhanh hơn. Tuy vậy, sự so sánh này cũng chỉ mang tính tương đối. Bởi vì rõ ràng bộ xử lý 3GHz từ năm 2010 không thể so sánh được với bộ xử lý 2GHz của năm 2020.

Chi phí cho các CPU

Thông thường, trừ những game thủ chuyên nghiệp hoặc các editor, giá tiền chi trả cho một CPU thường không nên vượt quá 200 USD.

Đối với các CPU Intel, người dùng có thể chọn các CPU thế hệ thứ 8, hoặc 9 hay 10. Thế hệ của nó có thể được xác định qua tên sản phẩm. Ví dụ: Core i7-6820HK là chip thế hệ thứ 6. Trong khi đó Core i5-10210U thuộc chip thế hệ thứ 10.

Các CPU của AMD cũng tương tự. Ryzen 5 2500X là chip thế hệ thứ hai dựa trên lõi “Zen” mới. Trong khi đó, Ryzen 9 3950X là CPU thế hệ thứ ba.

CPU quan trọng như thế nào?

Mặc dù CPU không còn giữ vai trò lớn trong hiệu suất tổng thể của hệ thông như trước đây, nó vẫn có vai trò nhất định trong việc vận hành các thiết bị. CPU chịu trách nhiệm thực hiện các lệnh trong chương trình. Do đó, CPU càng nhanh thì các ứng dụng chạy càng nhanh.

Cần nhớ rằng CPU nhanh không đồng nghĩa với hiệu suất tốt nhất. Nếu cần render các đồ họa nâng cao, chỉ riêng CPU tốc độ cao không thể làm được điều đó. Sở dĩ vì các CPU không lưu trữ thông tin, mà chỉ truy cập chúng. Do đó, các tác vụ này sẽ còn dựa vào nhiều thành phần khác của hệ thống.

Theo digitaltrends.

Source: https://vietnix.vn/cpu-la-gi/