Hiện nay, có hai hình thức sao lưu dữ liệu phổ biến là snapshot và backup. Vậy snapshot là gì? Snapshot có điểm gì khác so với backup?
Trong không gian lưu trữ web, backup và snapshot là hai trong số các thuật ngữ phổ biến nhất. Cả hai đều có chức năng tạo bản backup dữ liệu. Tuy nhiên, cách thực hiện của mỗi hình thức lại khác nhau hoàn toàn. Bài viết này sẽ chỉ ra những khác biệt cơ bản giữa hai hình thức sao lưu dữ liệu backup và snapshot.
Backup là gì?
Đầu tiên, backup đơn giản là một bản sao lưu dữ liệu. Khi một bản sao lưu được bắt đầu, nó sẽ tạo ra các bản sao của các file. Trong đó bao gồm cả các file liên quan đến trang web hay mail.
Thông thường, các bản sao sẽ được lưu trữ ở vị trí khác với nội dung gốc. Do đó, backup là một công cụ hữu ích để khôi phục dữ liệu sau các sự cố đáng tiếc.
Thời gian sao lưu phụ thuộc phần lớn vào lượng dữ liệu. Việc sao lưu có thể chỉ mất vài phút, hoặc có thể vài giờ, thậm chí nhiều ngày để hoàn tất. Do đó, dữ liệu ở thời điểm kết thúc có thể không nhất quán hoàn toàn với dữ liệu khi bắt đầu quá trình sao lưu.
Các bản sao lưu được thiết kế cho mục đích lưu trữ lâu dài. Vì vậy, chúng được lưu trữ bên ngoài máy chủ. Do đó, máy chủ hoàn toàn có thể được khôi phục nếu xảy ra trục trặc.
Snapshot là gì?
Snapshot là một “hình ảnh” tức thời về hệ thống file của máy chủ tại một khoảng thời gian nhất định. Hình ảnh này chụp toàn bộ hệ thống file như khi chụp ảnh nhanh. Khi một snapshot được sử dụng để khôi phục máy chủ, máy chủ sẽ trở lại nguyên trạng tại thời điểm chụp snapshot.
Snapshot được thiết kế cho mục đích lưu trữ ngắn hạn. Do đó, snapshot mới nhất sẽ ghi đè lên image cũ hơn. Vì vậy, snapshot thường hiệu quả cho việc phục hồi phiên bản gần đây nhất của máy chủ.
Điểm khác nhau giữa backup và snapshot là gì?
Snapshot và Backup
Sau khi tìm hiểu khái niệm của backup và snapshot, bảng sau sẽ so sánh ngắn gọn các đặc điểm giữa backup và snapshot:
Backup | Snapshot |
Có thể được lưu trữ ở vị trí khác, hoặc trên cùng một máy chủ, hay cùng một ở đĩa | Được lưu ở cùng vị trí với dữ liệu gốc |
Dữ liệu cuối có thể khác so với dữ liệu khi bắt đầu backup | Lưu trữ “hình ảnh” của máy chủ tại một khoảng thời gian xác định |
Mục đích lưu trữ dài hạn | Ngắn hạn |
Hệ thống file | File, phần mềm, cài đặt |
Mất nhiều thời gian để sao chép dữ liệu | Thời gian sao chép dữ liệu nhanh |
Có thể sử dụng cả backup và snapshot không?
Câu trả lời là: Tất nhiên! Nhiều tài khoản được trang bị cả hai hình thức lưu trữ là snapshot lẫn backup.
Đầu tiên, người dùng có thể chụp snapshot ổ đĩa. Từ đó có được một static image của các file máy chủ tại thời điểm snapshot. Do đó có thể đảm bảo dữ liệu nhất quán với thời gian chính xác trong ngày. Sau đó, sao lưu snapshot vào một máy chủ remote. Việc này có thể tốn nhiều thời gian, nhưng dữ liệu thật ra không hề bị thay đổi. Sở dĩ vì snapshot hoàn toàn “tĩnh” so với thời gian. Cuối cùng, có thể thấy việc sao lưu dữ liệu có thể tốt và an toàn hơn khi sử dụng kết hợp cả snapshot lẫn backup.
Theo pair.com.