Skip to content

Dashboard

Leadership In Testing – Test Lead Responsibilities And How To Manage Test Team Effectively

Created by Admin

Leadership in Testing – Key Responsibilities

Sự thành công của một ứng dụng hoặc sản phẩm phần lớn nhờ vào tính hiệu quả và các kỹ thuật kiểm thử hiệu quả dựa trên việc phát hiện lỗi hợp lệ. Vì vậy tầm quan trọng của tester và testing team cần được thiết lập.

A Test Team

Một testing team có thể bao gồm các cá nhân có trình độ kỹ năng khác nhau, mức độ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, thái độ làm việc khác nhau và mức độ mong đợi / sở thích khác nhau. Các thuộc tính của tất cả các tài nguyên khác nhau này cần được khai thác đúng cách để đạt được chất lượng một cách tối đa.

Họ cần làm việc gắn kết với nhau, tuân theo các quy trình kiểm thử và bàn giao phần việc đã cam kết trong thời gian đã định. Điều này rõ ràng đòi hỏi cần phải có quá trình quản lý kiểm thử, quá trình này thường được thực hiện bởi một cá nhân với vai trò là test lead. Với tư cách là những testers, suy cho cùng công việc mà họ dày công thực hiện chính là kết quả trực tiếp từ các quyết định của lãnh đạo, những người leadership. Những quyết định này là kết quả của việc cố gắng, duy trì thực hiện các quy trình QA một cách hiệu quả bên cạnh việc quản lý tốt nhóm kiểm thử.

Bài viết được chia làm 2 phần:

  1. Phần đầu tiên sẽ chỉ ra các nhiệm vụ thường được thực hiện bởi Test Lead và những yếu tố nào khác cần được xem xét khi quản lý một nhóm kiểm thử.
  2. Phần thứ hai sẽ nêu bật một số kỹ năng chính cần có để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi và một số kỹ năng khác về cách làm thế nào để duy trì một test team "hạnh phúc" Hai phần chỉ dẫn này sẽ không chỉ giúp Test Lead về cách thức và những gì cần sửa đổi để có được kết quả tối ưu mà còn hướng dẫn những người testers đã có kinh nghiệm mong muốn chuyển sang vai trò lãnh đạo mới trong career path của họ

Test Lead/Leadership Skills And Responsibilities

Theo định nghĩa, trách nhiệm cơ bản của bất kỳ Test Lead nào là phải dẫn dắt team tester một cách hiệu quả để đáp ứng các mục tiêu sản phẩm và từ đó đạt được các mục tiêu tổ chức đã đề ra. Tất nhiên, định nghĩa về vai trò có đơn giản đến đâu, nó cũng sẽ được chuyển thể, phân tích thành một chuỗi các trách nhiệm đối với cá nhân Test Lead đó.

Dưới đây là các trách nhiệm thường được khắc phục của Test Leader:

  1. Phải có khả năng xác định cách các test teams liên kết trong một tổ chức và cách test team của mình sẽ đạt được lộ trình đã xác định cho dự án và tổ chức.
  2. Cần xác định phạm vi kiểm thử cần thiết (scope) của một bản phát hành (release version) cụ thể dựa trên các yêu cầu của tài liệu.
  3. Đưa ra Test Plan sau khi thảo luận với test team và đã được nhóm Quản lý / Phát triển (development team) xem xét và phê duyệt.
  4. Phải xác định các chỉ số được yêu cầu và làm việc để đặt chúng vào đúng vị trí. Những chỉ số này có thể là một mục tiêu dài hạn cho nhóm tester.
  5. Phải xác định effort test cần có bằng cách tính toán các chỉ số cần thiết cho lần release đó và lập kế hoạch effort cần để khớp với các chỉ sổ đã tính toán trên
  6. Tìm ra những kỹ năng cần thiết và cân đối các nguồn lực (resources) kiểm thử dựa trên sự tương thích, phù hợp với chính cá nhân mỗi tester. Và cũng xác định xem có bất kỳ kỹ năng nào còn thiếu hay không và lập kế hoạch training & hướng dẫn kiến thức cho các tester đó
  7. Xác định các công cụ (tools) cho Báo cáo kiểm thử (Test Reporting), test management, test automation, v.v. và hướng dẫn team về cách sử dụng các công cụ đó. Một lần nữa, hãy lập kế hoạch các buổi chia sẻ kiến thức nếu được yêu cầu cho các thành viên trong nhóm về các công cụ mà họ sẽ sử dụng.
  8. Giữ chân các testers có kỹ năng bằng cách truyền cảm hứng lãnh đạo cho họ và những member cứng này sẽ hướng dẫn cho các tester non trẻ (junior resources) khi được yêu cầu, từ đó giúp họ phát triển kỹ năng của bản thân, học hỏi thêm được các leadership skill mới.
  9. Tạo môi trường vui vẻ và thuận lợi để tất cả các members có thể đảm bảo rằng họ có không gian và môi trường tốt nhất để phát triển.

Manage the Test teams effectively

  1. Bắt đầu các hoạt động lập kế hoạch kiểm thử (test planning) cho test case design và khuyến khích nhóm tổ chức các cuộc họp đánh giá và đảm bảo rằng các nhận xét đánh giá được đưa ra.
  2. Trong chu kỳ kiểm thử (testing cycle), cần theo dõi tiến độ test (test progress) bằng cách liên tục đánh giá công việc được giao cho từng member và cân đối lại (re-balance) hoặc phân bổ lại (re-allocate) các đầu việc khi cần thiết.
  3. Kiểm tra xem có thể có bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc đạt được tiến độ hay không và tổ chức các cuộc thảo luận với member để tìm ra các vấn đề mà họ có thể đã gặp phải và cố gắng hết sức để hỗ trợ họ giải quyết các vấn đề đó.
  4. Tổ chức các cuộc họp trong team để đảm bảo rằng mọi người đều nằm được những gì các thành viên khác trong nhóm đang làm.
  5. Báo cáo kịp thời tình trạng cho các bên liên quan & ban lãnh đạo và truyền sự tự tin về công việc đang được thực hiện, không gây hoang mang cho các bên liên quan.
  6. Chuẩn bị bất kỳ kế hoạch giảm thiểu rủi ro nào nếu có thể thấy trước bất kỳ sự chậm trễ nào.
  7. Là cầu nối rút ngắn mọi khoảng cách và sự khác biệt giữa test team và ban quản lý để tạo thành một kênh giao tiếp hai chiều minh bạch, rõ ràng.

Test Management

Lãnh đạo - leadership có thể có nghĩa bao gồm toàn bộ những thứ như quyền lực, kiến thức, khả năng chủ động, trực giác, có sức mạnh ảnh hưởng đến các quyết định, v.v., tuy nhiên người ta thường thấy rằng nhiều khi mặc dù một số các test leaders nhất định đang sở hữu gần như tất cả những phẩm chất này, họ có thể vẫn chưa đạt được mục tiêu trong việc quản lý test team của mình một cách hiệu quả bởi cái cách họ đang cố gắng thể hiện, show off những phẩm chất trên.

Thông thường trong các test teams, mặc dù Lãnh đạo và Quản lý sẽ luôn đi đôi với nhau, nhưng chắc chắn là 2 đối tượng này không hoàn toàn có ý nghĩa giống hệt nhau.

Một test leader có thể có tất cả các kỹ năng lãnh đạo trên mặt giấy (có thể là có các chứng chỉ chẳng hạn), nhưng điều đó không có nghĩa là người đó cũng có thể quản lý team tốt như vậy. Có một số các chính sách (policies) được thiết lập cho chính các quy trình kiểm thử , tuy nhiên, nghệ thuật của việc quản lý các test team thường là một vùng xám (grey area) về việc định nghĩa đâu là vấn đề khó và các quy tắc nhanh cho việc quản lý là gì.

Hãy thử bất cứ suy luận nào xem lý do tại sao lại như vậy và bằng cách nào mà các test teams lại khác các team còn lại?

Tôi nghĩ rằng điểm cực kỳ quan trọng, mấu chốt là phải nhận ra rằng với mỗi test team nhất định, nếu người test leader luôn sử dụng phương pháp quản lý hoàn hảo về mặt lý thuyết và đã được chứng minh, thì không phải lúc nào phương pháp đó cũng được phát huy tốt nhất. Mỗi một hoàn cảnh, mỗi một cá nhân đều sẽ có điểm khác biệt và đôi khi không tồn tại bất cứ một phương pháp nào gọi là "hoàn hảo" cho mọi đối tượng bởi có thể phương pháp này được chứng minh hoàn hảo với team này, nhưng với team khác thì lại không như vậy.

Important Things To Consider For Managing Test Teams Effectively

Tồn tại một số yếu tố thực tế nhất định cần được xem xét để quản lý test team một cách hiệu quả. Điều này sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.

1. Understand the testers

Công việc của tester là tìm ra defects hoặc bugs trong phần mềm nhằm mục đích cải thiện chất lượng của phần mềm đó. Trong một nhóm, có thể có những tester thích khám phá các câu lệnh code bằng cách đưa ra các phương pháp kiểm thử mới và sáng tạo. Việc này đòi hỏi một người cần phải có kỹ năng, sự sáng tạo và tư duy nhìn nhận phần mềm khác với những người còn lại.

Hầu hết thời gian trong ngày dành cho công việc, kinh nghiệm được tích lũy ngày càng nhiều, nên mọi việc xung quanh đều không thể thoát khỏi tư duy "kiểm thử", và nó trở thành một phần trong con người họ, về mặt cá nhân lẫn chuyên môn. Họ tìm kiếm defects trong hầu hết mọi thứ, từ sản phẩm đến quy trình, khách hàng tiềm năng, người quản lý, v.v.

Dành thời gian để hiểu suy nghĩ này của test team là bước đầu tiên và quan trọng nhất để test lead có thể tìm ra phương pháp quản lý hợp lý cho test management của mình.

2. Testers' work environment

Test team thường thấy bản thân phải đối mặt với áp lực công việc cao, vì thời gian kiểm thử ngắn so với khối lượng công việc khổng lồ mà họ cần đạt được với các yếu tố kiểm thử đã biết trước. Đôi khi có thể có sự chậm trễ trong việc chuyển giao công việc sang cho nhóm kiểm thử, hoặc chậm trễ trong việc có được môi trường kiểm thử, trong việc sửa chữa / xác minh các lỗi do rất nhiều yếu tố. Tất cả điều này đều không được thêm trong kế hoạch

Ngoài ra, bản thân họ phải rất nỗ lực trong việc kiểm thử, bởi việc thử nghiệm không đầy đủ có thể trực tiếp đặt ra câu hỏi về chất lượng của sản phẩm. Mặc dù test team có thể đánh giá mức độ một số rủi ro nhất định mà họ chủ động xác định ra, nhưng đôi khi điều này có thể không được quản lý nhìn nhận một cách tích cực, vì họ có thể không hoàn toàn hiểu được vấn đề nghiêm trọng liên quan hoặc họ có thể coi đó là do thiếu kỹ năng, trình độ trong các nhóm kiểm thử.

Không nghi ngờ gì nữa, test team phải trải qua mức độ thất vọng cao cùng với áp lực phải bàn giao sản phẩm đúng hạn. Đánh giá môi trường mà test team thường xuyên tiếp xúc, làm việc là tiêu chí cần thiết giúp cho test leader / manager quản lý team một cách hiệu quả.

3. Test team's role

Sau rất nhiều năm trong lĩnh vực kiểm thử, tôi nhận ra rằng không có việc kiểm thử “complete” và việc phát hiện ra “tất cả” các defects là một điều không thể. Vì vậy, cho dù bạn nỗ lực kiểm thử nhiều như thế nào, defects vẫn được tìm thấy bởi khách hàng hoặc trên môi trường product và nó được gọi là “escape” từ các nhóm kiểm thử. Nhóm kiểm thử thường gặp phải sự cố trong những lần để lọt bug như vậy và được yêu cầu mô tả chi tiết phạm vi kiểm thử (scope) của họ để tìm hiểu xem vấn đề này có thể đã được phát hiện trong chu kỳ kiểm thử hay không.

Đôi khi điều này gây ra sự thất vọng lớn cho những người kiểm thử về vai trò của họ đối với những người khác, về kỹ năng của họ, và do đó ảnh hưởng đến đến tầm nhìn của chính các members trong bức tranh toàn cảnh

Tóm lược

Hiểu được tất cả những thực tế này trong các test team sẽ giúp thiết lập cấp độ cho các loại phương pháp quản lý để tuân theo, có nghĩa là sẽ có cơ hội tốt để bước ra khỏi khuôn phép của các kỹ thuật quản lý tiêu chuẩn và đậm chất lý thuyết.

Reference: https://www.softwaretestinghelp.com/test-lead-responsibilities-and-how-to-manage-test-team-effectively/

Source: https://viblo.asia/p/leadership-in-testing-test-lead-responsibilities-and-how-to-manage-test-team-effectively-4dbZNk3QlYM