Skip to content

Dashboard

CLOUDFLARE là gì? Cách CLOUDFLARE hoạt động

Created by Admin

CLOUDFLARE là gì? Cách CLOUDFLARE hoạt động

15/03/2021
1 Lượt xem

Ba điều cực kỳ quan trọng khi bạn bắt đầu một công việc kinh doanh trực tuyến:

  • Có một trang web nhanh
  • Giữ an toàn trước những kẻ tấn công
  • Mở rộng quy mô theo lưu lượng truy cập

CLOUDFLARE là gì?

Về cốt lõi, Cloudflare là một CDN (mạng phân phối nội dung) bao gồm hàng trăm trung tâm dữ liệu được đặt tại hơn 100 quốc gia. Được thành lập bởi Matthew Prince vào năm 2009, Cloudflare đã phát triển để xử lý từ 5% đến 10% lưu lượng truy cập internet toàn cầu, biến Cloudflare trở thành một trong những CDN lớn nhất trên thế giới.

CÁCH CLOUDFLARE HOẠT ĐỘNG?

1. Caching:

Một CDN như Cloudflare sử dụng một quá trình gọi là Cache (Bộ nhớ đệm). Cache là nơi lưu trữ dữ liệu được xem thường xuyên để truy xuất nhanh hơn.

Giống như việc xem thời gian – nếu ai đó hỏi bạn mấy giờ rồi, bạn sẽ mất chút thời gian để lôi điện thoại ra khỏi túi và kiểm tra ngay lúc đó. Tuy nhiên, nếu lại có một ai hỏi bạn về thời gian một vài giây sau đó, bạn chỉ có thể nói thời gian mà bạn nhớ đã xem trước đó. Trong trường hợp này, thời gian bạn nhớ chính là bộ nhớ cache. Tất nhiên, sau khi thời gian trôi qua, bộ nhớ cache này sẽ không còn chính xác nữa, vì vậy điều quan trọng là phải làm mới bộ nhớ cache nếu cần.

Cloudflare sẽ kiểm tra website của bạn để cập nhật cache một cách thường xuyên. Sau đó, Cloudflare CDN sẽ phân phát bộ nhớ cache đến bất kỳ người dùng nào truy cập đến trang web của bạn. Lợi ích chính của việc sử dụng Cloudflare là người dùng trên khắp thế giới sẽ tải xuống trang web của bạn từ một vị trí thực tế gần họ hơn, mang lại cho họ thời gian tải nhanh hơn. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là một số yêu cầu được xử lý hoàn toàn bởi CDN, máy chủ của bạn sẽ chịu tải thấp hơn và nhiều người dùng sẽ có thể xem trang web của bạn cùng một lúc.

2. Filter traffic

Một chức năng khác mà CDN cung cấp là filter các traffic đến. Nó hoạt động như một lớp khác cùng với firewall và  biện pháp bảo mật của bạn để bảo vệ hệ thống trước các mối nguy hại từ bên ngoài.

3. Hệ thống DNS

Cloudflare không chỉ là CDN – Nó còn vận hành mạng DNS (Hệ thống phân giải tên miền)  hiệu suất cao nhất thế giới.

Hệ thống DNS là hệ thống phân giải tên miền của bạn thành địa chỉ IP mà máy tính có thể hiểu được và sử dụng để liên lạc với máy chủ. Công ty đăng ký tên miền của bạn trước tiên phải xác định Authoritative Name Server (thường được gọi là máy chủ định danh), máy chủ này lưu trữ tất cả các bản ghi DNS có liên quan.

Quá trình phân giải DNS xảy ra trước khi các kết nối được thiết lập, vì vậy đây là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới tốc độ tải trang web của bạn.

Trong cấu hình mặc định, Cloudflare được thiết lập làm nameserver cho tên miền của bạn,vì vậy người dùng của bạn sẽ có trải nghiệm tốt trước khả năng phân giải DNS nhanh chóng do mạng Cloudflare cung cấp.

LỢI ÍCH CỦA CLOUDFLARE:

Cloudflare có một gói miễn phí giúp bạn trải nghiệm những lợi ích của họ mang lại mà không cần phải thanh toán trước. Thay đổi duy nhất bạn cần làm là thay đổi nameserver để trỏ đến Cloudflare, điều này cho phép họ cung cấp cho bạn khả năng phân giải DNS nhanh chóng và ủy quyền lưu lượng truy cập web của bạn thông qua mạng của họ. Ngay cả khi miễn phí, Cloudflare cũng cung cấp cho bạn những cải tiến đáng giá về cả hiệu suất lẫn bảo mật.

Dưới đây là bốn lợi ích chính của việc sử dụng Cloudflare

1. Bảo vệ chống lại các traffic độc hại:

Vì tất cả traffic vào trang web của bạn đều đi qua mạng Cloudflare, nên traffic độc hại như tấn công DDoS, spam comment hoặc content scraping có thể được phát hiện và lọc mà không cần đến máy chủ của bạn.

Các tác nhân độc hại được phát hiện bằng cách sử dụng nhiều mã nhận dạng khác nhau, bao gồm các địa chỉ IP độc hại đã biết trước đây, loại request đã thực hiện, bất kỳ yếu tố độc hại nào có thể có trong request hoặc thậm chí là thời gian và tần suất kết nối của chúng. Điều này được cân nhắc dựa trên mức độ bảo mật mà bạn đã thiết lập trên trang web của mình để xác định xem người dùng có được thông qua hay không, nếu cần thì phải xác minh trên trình duyệt của họ hoặc trường hợp các truy cập bị chặn hoàn toàn.

2. Giảm độ trễ

Vì dữ liệu trang web của bạn được lưu trong bộ nhớ cache của Cloudflare, người dùng sẽ tải trang web của bạn từ trung tâm dữ liệu Cloudflare gần với vị trí của của họ nhất, điều này sẽ giảm độ trễ, thay vì phải tải trực tiếp truy xuất từ máy chủ của bạn.

4. Giảm tải cho máy chủ

Một lợi ích khác của Caching là máy chủ của bạn sẽ không cần phải xử lý tất cả lưu lượng truy cập website. Thay vào đó, nó cung cấp cho Cloudflare một bản sao cập nhật của website khi cần thiết, bản sao này sẽ được cung cấp cho người dùng của bạn.

5. Universal SSL Certificate

Việc thiết lập một SSL (Secure Sockets Layer) có thể là việc nhỏ hoặc có thể khá vất vả; tùy thuộc vào máy chủ web của bạn và thiết lập tên miền của bạn. Cloudflare tự động cung cấp cho bạn chứng chỉ SSL trên bất kỳ tên miền được ủy quyền nào, vì vậy người dùng của bạn có thể trải nghiệm kết nối an toàn ngay cả khi SSL không được thiết lập tại máy chủ của bạn. Bạn cũng có thể thiết lập SSL một cách linh hoạt, chứng chỉ mà bạn tự đăng ký vẫn có thể bảo mật website ngoài chứng chỉ mà Cloudflare cung cấp.

Cloudflare cung cấp những biện pháp bảo vệ nào khác?

Một trong những tính năng hữu ích nhất mà Cloudflare có là Under Attack Mode,có thể bật khi cần thông qua bảng điều khiển Cloudflare. Nó được thiết kế để sử dụng khi website của bạn bị tấn công DDoS và nó đưa ra một yêu cầu Javascript đến người dùng mà họ phải hoàn thành mới có thể truy cập được website của bạn. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong vài giây mà không cần sự can thiệp của bạn để giảm thiểu tác động đến người dùng thực sự trong khi phải chặn nhiều bot tự động nhất có thể.

Business and Enterprise Plans

Thay đổi nameserver có thể không ổn nếu bạn đã có thiết lập DNS tùy chỉnh để dành cho trình gửi mail ra bên ngoài. Nếu đang sử dụng thiết lập DNS tùy chỉnh, bạn có thể sử dụng gói Doanh nghiệp để thiết lập nameserver tùy chỉnh của mình trong khi vẫn tận dụng được Cloudflare CDN.Bên cạnh nameserver tùy chỉnh còn có các tính năng chuyên biệt khác được cung cấp bởi gói Doanh nghiệp, chẳng hạn như các quy tắc bổ sung từng trang và chứng chỉ SSL tùy chỉnh.

Hạn chế của Cloudflare là gì?

CDN như Cloudflare không phải là một chiếc đũa thần và việc nhận thức được những hạn chế của chúng có thể giúp bạn sử dụng hiệu quả hơn.
Dưới đây là hai trường hợp mà bạn có thể không muốn bật Cloudflare:

1. Trong quá trình phát triển dự án

Một trong những tính năng chính của Cloudflare là lưu vào Caching dữ liệu website của bạn để cho phép tải nhanh hơn. Ngược lại, điều này có nghĩa là những thay đổi bạn thực hiện đối với website của mình có thể không hiển thị ngay lập tức.Rất may, Cloudflare có tùy chọn tắt bộ nhớ cache cho bất kỳ tên miền nào khi cần thiết. Hãy nhớ rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả người dùng vào website của bạn. Một tùy chọn để giải quyết vấn đề này mà không phải tắt hoàn toàn bộ nhớ cache là sử dụng tệp máy chủ DNS để truy cập trực tiếp vào IP máy chủ của bạn, thay vì đi qua mạng Cloudflare.

2. Đối với dữ liệu thời gian thực

Giống như ở trên, Caching có thể gây khó khăn cho bạn nếu dữ liệu website của bạn thay đổi liên tục và bạn muốn tránh để người dùng của mình nhìn thấy dữ liệu cũ. Thay vì phải tắt Cloudflare cho toàn bộ website của mình, bạn có thể sử dụng cache-control để cho Cloudflare biết thời gian giữ tài nguyên website.

Source: https://vietnix.vn/cloudflare-la-gi/