Skip to content

Dashboard

Tìm hiểu cơ bản về Hilt trong Android qua App demo !

Created by Admin

1. Giới thiệu:


Depedency Injection (DI) là một kĩ thuật được sử dụng rất rộng rãi trong lập trình android. Với việc tuân theo các nguyên tắc của DI, bạn đã đặt nền tảng cho một kiến trúc tốt, sẽ mở rộng và quản lí dự án của bạn dễ dàng hơn.
Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cơ bản về Hilt. Hilt cung cấp các cách cơ bản để thực hiện DI trong ứng dụng của bạn
Bạn sẽ học được gì :

  • Cách sử dụng Hilt trong ứng dụng Android
  • Các khái niệm liên quan Hilt để tạo một ứng dụng vững chắc và bền vững hơn.
  • Cách add multiple binding
  • Cách truy cập các thành phần trong các container trong các lớp mà Hilt không hỗ trợ với chú thích @EntryPoint

2. Setup project:


Chúng ta sẽ bắt đầu từ một code có sẵn không sử dụng Hilt và sau đó bắt đầu chỉnh sửa trên code đó để có thể hiểu cách Hilt làm việc.
Chúng ta mở Android Studio sau đó click vào GetFromVersionControl, điền link sau vào URL:
https://github.com/googlecodelabs/android-hilt

3. Add thư viện:


Hilt đã được cấu hình sẵn trong nhánh master mà các bạn đã clone xuống. Nhưng cụ thể cần add những gì thì ta cần thêm vào:

  • Bên trong build.gradle(project)
buildscript {
..
    ext.hilt_version = '2.35'

    dependencies {
..
        classpath "com.google.dagger:hilt-android-gradle-plugin:$hilt_version"
    }
}
  • Bên trong build.gradle(module)
apply plugin: 'kotlin-kapt'
apply plugin: 'dagger.hilt.android.plugin'
dependencies {
..
    // Hilt dependencies
    implementation "com.google.dagger:hilt-android:$hilt_version"
    kapt "com.google.dagger:hilt-android-compiler:$hilt_version"
}

4. Đầu tiên là Application class


Chúng ta vào class LogApplication, và thêm chú thích @HiltAndroidApp như sau:

@HiltAndroidApp
class LogApplication : Application() {
  ..
}

@HiltAndroidApp kích hoạt việc tạo mã Hilt ( là phần đầu tiên Hilt đọc tới) , gồm một lớp cơ sở cho ứng dụng của bạn có thể sử dụng dependency injection. Container của ứng dụng là một container cha, nghĩa là các container khác có thể truy cập vào các phụ thuộc( dependencies) mà nó cung cấp.

5. Field injection với Hilt


Mở class LogsFragment.kt xóa bỏ phương thức onAttach. Thay vì đưa các đối tượng của LoggerLocalDataSourceDateFormater bằng cách thủ công sử dụng ServiceLocator, chúng ta sẽ sử dụng Hilt để tạo và quản lí các đối tượng kiểu này.
Để LogsFragment sử đụng Hilt, ta phải thêm chú thích @AndroidEntryPoint lên dòng ngay sát tên class, việc này sẽ tạo một container chứa các phụ thuộc và tuân theo vòng đời của class đó.
Hiện tại Hilt hỗ trợ các kiểu sau đây: Application, Activity, Fragment, View, ServiceBroadcastReceiver.
Hilt chỉ hỗ trợ các Activity được extend từ FragmentActivity và các Fragment được extend từ Fragment của androidx
Vậy làm thế nào để ta nhận được các biến được đưa vào bởi Hilt khi LogsFragment được sử dụng? Chúng ta chỉ cần sử dụng chú thích @Inject ở trước các biến mà chúng ta muốn đưa vào. Điều này gọi là field injection

@AndroidEntryPoint
class LogsFragment : Fragment() {

    @Inject lateinit var logger: LoggerDataSource
    @Inject lateinit var dateFormatter: DateFormatter
}

Đến đây ta có thể xóa phương thức populateFieldsonAttach vì Hilt sẽ làm thay nhiệm vụ đó. Trong trường hợp này, Hilt cần biết cách cung cấp các đối tượng LoggerLocalDataSourceDateFormatter. Hiện tại Hilt chưa biết cách cung cấp các đối tượng này.
Cho Hilt biết cách cung cấp các phụ thuộc với @Injection

Mở class DateFormatter và thêm chú thích @Inject vào hàm khởi tạo của class. Tương tự với class LoggerLocalDataSource:

class DateFormatter @Inject constructor() {
..
}
class LoggerLocalDataSource @Inject constructor(private val logDao: LogDao) : LoggerDataSource {
..
}


Thông tin Hilt có về cách cung cấp các đối tượng của các kiểu khác nhau còn được gọi là bindings.
Nếu bạn mở class ServiceLocator, bạn có thể thấy trường LoggerLocalDataSource. Nghĩa là SerciceLocator sẽ luôn trả về cùng một đối tượng giống nhau khi nó được gọi. Điều này được gọi là xác định phạm vi của một đối tượng trong container

6. Xác định phạm vi đối tượng trong các container


Để container của ứng dụng cung cấp cùng một đối tượng LoggerLocalDataSource, ta thêm chú thích @Singleton vào lớp đó:

@Singleton
class LoggerLocalDataSource @Inject constructor(private val logDao: LogDao) : LoggerDataSource {
..
}

Hilt chưa biết cách cung cấp đối tượng LogDao, nhưng LogDao là một interface, nên không thể thêm chú thích @Inject nên phần tới sẽ là giải pháp cho chúng ta.

7. Module trong Hilt


Các module được sử dụng để thêm các bindings vào Hilt, nói cho hilt biết cách cung cấp các đối tượng của các kiểu khác nhau, các kiểu không thể đưa vào trong hàm khởi tạo, chẳng hạn như các interface, các class không chứa trong dự án của bạn. Ví dụ như OkHttpClient bạn cần sử dụng Builder của nó để tạo đối tượng.
Một Module Hilt là lớp đc chú thích với @Module@Installin
Ta sẽ tạo một package mới tên là di, tại đây tạo class mới là DatabaseModule. Bởi vì LoggerLocalDataSource được xác định phạm vi trong container của app, binding LogDao cần có sẵn trong container của app. Nên chúng ta chỉ ra yêu cầu đó bằng cách sử dụng chú thích @ÍnatallIn và truyền vào SingletonComponent::class

@InstallIn(SingletonComponent::class)
@Module
object DatabaseModule {

}


Trong việc triển khai lớp ServiceLocator, một đối tượng LogDao được lấy bằng việc gọi phương thức logDataBase.logDao(). Do vậy, để cung cấp đối tượng này, ta phải có phụ thuộc bắc cầu trong Module class này.
Chúng ta sử dụng chú thích @Provides để nói cho Hilt biết cách cung cấp các kiểu không thể đưa vào hàm khởi tạo. Phần thân hàm được chú thích bởi @Provides sẽ được thực hiện mỗi lần Hilt cần cung cấp một đối tượng kiểu đó.

@Module
object DatabaseModule {

    @Provides
    fun provideLogDao(database: AppDatabase): LogDao {
        return database.logDao()
    }
}

chúng ta cần cung cấp nốt AppDatabase, lớp này được tạo ra bởi Room, nên chúng ta sẽ viết hàm @Provides tương tự:

@Module
object DatabaseModule {

    @Provides
    @Singleton
    fun provideDatabase(@ApplicationContext appContext: Context): AppDatabase {
        return Room.databaseBuilder(
            appContext,
            AppDatabase::class.java,
            "logging.db"
        ).build()
    }

    @Provides
    fun provideLogDao(database: AppDatabase): LogDao {
        return database.logDao()
    }
}

Bây giờ, Hilt đã có tất cả các thông tin cần thiết để đưa vào LogsFragment. Tuy nhiên, Hilt cần biết Activity nào sở hữu fragment để hoạt động. Ta mở class MainActivity và thêm chú thích @AndroidEntryPoint:

@AndroidEntryPoint
class MainActivity : AppCompatActivity() { ... }

8. Cung cấp các interface với @Binds


MainActivity nhận một đối tượng của AppNavigator từ ServiceLocator bằng việc gọi hàm provideNavigator(). Vì AppNavigator là một interface, chúng ta không thể đưa vào hàm khởi tạo, bạn có thể sử dụng chú thích @Binds trong hàm bên trong Module Hilt.
@Binds phải chú thích một abstract function. Kiểu trả về của function này là một interface mà chúng ta muốn cung cấp (AppNavigator). Chúng ta nên tạo một class Module mới vì một vài nguyên nhân sau:

  • Tổ chức tốt hơn, tên của Module nên truyền tải thông tin kiểu mà nó cung cấp. Ví dụ nó sẽ không hợp lí nếu đưa vào các binding của navigation trong Module có tên là DatabaseModule.
  • DatabaseModule được cài đặt trong SingletonComponent, vì vậy các binding nằm trong container của ứng dụng. Thông tin navigation mới của chúng ta (AppNavigator) cần thông tin cụ thể từ Activity, vì thế nó phải được cài đặt trong container của Activity thay vì container của app.
  • Module Hilt không thế chứa cả phương thức non-static và abstract func, vì vậy bạn không thể đặt các chú thích @Binds@Provides trong cùng một lớp.
    Trong pakage di tạo class NavigationModule và tạo class trừu tượng như giải thích ở trên:
@InstallIn(ActivityComponent::class)
@Module
abstract class NavigationModule {

    @Binds
    abstract fun bindNavigator(impl: AppNavigatorImpl): AppNavigator
}

Tiếp theo bạn phải cho Hilt biết cách cung cấp các đối tượng của AppNavigatorImpl. Lớp này có thể đưa vào hàm khởi tạo, nên mở class AppNavigatorImpl và làm việc đó:

class AppNavigatorImpl @Inject constructor(
    private val activity: FragmentActivity
) : AppNavigator {
    ..
}

Bây giờ bạn đã có tất cả các thông tin của AppNavigator. Mở class MainActivity và làm như sau:

  1. Chú thích trường navigator với @Inject để nhận mội đối tượng từ Hilt
  2. Xóa private
  3. Loại bỏ đoạn mã khởi tạo navigator trong onCreate
@AndroidEntryPoint
class MainActivity : AppCompatActivity() {

    @Inject lateinit var navigator: AppNavigator

    override fun onCreate(savedInstanceState: Bundle?) {
        super.onCreate(savedInstanceState)
        setContentView(R.layout.activity_main)
        
        if (savedInstanceState == null) {
            navigator.navigateTo(Screens.BUTTONS)
        }
    }

    ..
   }

Chỉ còn lớp vẫn đang sử dụng ServiceLocator để đưa vào phụ thuộc là ButtonsFragment. Bởi vì Hilt đã biết cách cung cấp tất cat các kiểu mà ButtonsFragment cần, chúng ta chỉ cần như sau:

  1. Thêm chú thích `@AndroidEntryPoint.
  2. Loại bỏ từ khóa private ở các trường loggernavigation và thay bằng @Inject.
  3. Loại bỏ việc khởi tạo populateFields và xóa bỏ onAttach
@AndroidEntryPoint
class ButtonsFragment : Fragment() {

    @Inject lateinit var logger: LoggerLocalDataSource
    @Inject lateinit var navigator: AppNavigator

    override fun onCreateView(
        inflater: LayoutInflater,
        container: ViewGroup?,
        savedInstanceState: Bundle?
    ): View? {
        return inflater.inflate(R.layout.fragment_buttons, container, false)
    }

    override fun onViewCreated(view: View, savedInstanceState: Bundle?) {
        ...
    }
}


Đến đây ta xóa bỏ lớp ServiceLocator. Trong class LogApplication vẫn dữ một đối tượng của ServiceLocator, ta xóa bỏ nó, vì hilt đã cung cấp tất cả. Hãy xóa cả trong package test nhé. Mã mới cho class Application là:

@HiltAndroidApp
class LogApplication : Application()

Đến đây mọi người có thể run app và thấy hilt hoạt động tốt. Trong bài viết mình chỉ trình bày đến đây thôi, đủ để ta nắm được cơ bản cách đưa Hilt vào trong dự án của mình.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian quý báu của mình để đọc bài viết này, để tìm hiểu thêm về Hilt mọi người hãy truy cập vào link này


Nguồn: https://developer.android.com/codelabs/android-hilt

Source: https://viblo.asia/p/tim-hieu-co-ban-ve-hilt-trong-android-qua-app-demo-Az45bypLlxY