Skip to content

Dashboard

Edx1 - Tính cấp thiết của đào tạo trực tuyến

Created by Admin

1. Tính cấp thiết của đào tạo trực tuyến

1.1 Đặt vấn đề

Trước ngưỡng cửa của Chuyển đổi số, giáo dục đại học, đặc biệt tại các trường đại học kỹ thuật – công nghệ lớn, chắc chắn sẽ diễn ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong sứ mệnh đào tạo: bên cạnh nhiệm vụ (i) đào tạo, còn cần hướng đến sự đóng góp cho cộng đồng thông qua (ii) đào tạo chuyển đổi, trong đó đặc biệt là đào tạo kỹ năng số; thêm vào đó, để chuẩn bị cho nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học công nghệ ngay từ trên ghế nhà trường phổ thông, việc tham gia một cách chủ động vào (iii) đào tạo STEM/STEAM cũng cần được quan tâm chú trọng.

Để triển khai tốt:

  • (1) Đào tạo con người hướng tới đào tạo chuyên gia;
  • (2) Đào tạo kỹ năng số hướng tới đào tạo chuyển đổi; và
  • (3) Đào tạo STEM/STEAM hướng tới chuẩn bị nguồn nhân lực khoa học – kỹ thuật và công nghệ.

thì mô hình đào tạo truyền thống tại các trường đại học sẽ khó lòng có thể đáp ứng được một cách hiệu quả. “Online learning” chắc chắn sẽ là một lựa chọn phù hợp, nhưng bản thân mô hình đào tạo trực tuyến này sau vài chục năm phát triển cũng đã tồn tại dưới nhiều mô hình khác nhau.

Năm 2020 là một năm đầy biến động trên toàn thế giới, ảnh hưởng mạnh tới tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Trong bối cảnh dịch bệnh covid diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia, các trường học đã lựa chọn học trực tuyến là một trong những giải pháp tối ưu để giáo dục tiếp tục phát triển duy trì trong tình trạng diễn biến bệnh dịch gia tăng. Đào tạo trực tuyến là một trong những phương pháp học trực tuyến sử dụng kết nối mạng Internet để phục vụ học tập.

Thông qua hệ thống, người học có thể tham khảo các tài liệu học, đồng thời có thể trao đổi với giảng viên mà không cần phải gặp trực tiếp. Nói cách khác, hệ thống giống như một môi trường học tập bao gồm các công nghệ lưu trữ và truyền tải dữ liệu. Nhờ đó, người học có thể tương tác với nhau ngay trên hệ thống đào tạo trực tuyến mà không cần phải gặp trực tiếp.

Một lần nữa ở nửa đầu năm 2021, những tưởng dịch bệnh trên thế giới đanh bình ổn thì nào nhờ (bùm) Ấn Độ và kế theo đó là các quốc gia ĐNA nổi lên với làn sóng dịch bệnh. Việt Nam tuy đã thực hiện nhiều biện pháp cấm nhập cảnh trái phép tuy nhiên từ sự tham lam của một bộ phận nhỏ kém hiểu biết tìm cách hỗ trợ nhập cảnh trái phép, dẫn đến một làn sóng dịch bệnh mới. Vậy là nhiều trường học online. (dudu) Tưởng rằng các công cụ học trực tuyến không còn được sử dụng nhiều nữa, Nhưng nó lại căm bách. =))

1.2 Lợi ích của đào tạo trực tuyến

Kết quả đạt được của người học qua mô hình đào tạo trực tuyến cao hơn so với phương pháp học truyền thống do có tính tương tác cao. Tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn. Đưa ra nội dung học tập phù hợp phụ thuộc vào mỗi người.

Những tác động tích cực cùng lợi ích to lớn mà đào tạo trực tuyến mang lại:

  • Người học đóng vai trò chủ động trong quá trình đào tạo. Có thể sắp xếp thời gian, quá trình, sở thích, cho những khóa học mà người học có hứng thú.
  • Với mô hình đào tạo trực tuyến thì bất kỳ ai cũng có thể tham gia các khóa học với sự lựa chọn phù hợp bản thân. Các hạn chế về khoảng cách địa lí, chi phí hầu như được giảm thiểu tối đa cho người học.
  • Các nội dung, khóa học luôn được cập nhật liên tục. Việc bổ sung các kiến thức mới hiện nay rất là cần thiết.
  • Tiết kiệm chi phí so với học truyền thống. Thời gian đào tạo cho giáo viên, chi phí đi lại, tài liệu học tập và địa điểm cũng được giảm.
  • Việc đào tạo trực tuyến áp dụng lợi thế từ công nghệ thông tin. Số liệu thu thập được đa dạng, áp dụng các công nghệ vào giảng dạy có thể phân tích được nhiều số liệu, đưa ra cái nhìn từ tổng quan đến cụ thể về dữ liệu người học. Có ảnh hưởng quyết định lớn tới việc phát triển nội dung bài giảng, hệ đào tạo nói riêng và nền giáo dục nói chung.

1.3 Khả năng phát triển

Mô hình đào tạo trực tuyến giờ đây đã không còn xa lạ trên thế giới. Các nước trên thế giới đã triển khai các mô hình học trực tuyến. Các doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển áp dụng đào tạo e-Learning ngày càng nhiều. Theo thống kê của Cyber Universities, e-Learning tại nước Mỹ được ứng dụng sôi nổi. Đất nước đứng đầu về giáo dục này đã nhanh chóng áp dụng mô hình đào tạo hiện đại này để nâng cao chất lượng đào tạo. Mô hình được áp dụng rộng rãi trong các trường đại học danh giá cũng như ngay trong nội bộ các doanh nghiệp tên tuổi. Một số trường đại học lớn như Harvard đã áp dụng vào các khóa học, đào tạo chứng chỉ.

Tại Trung Quốc, giáo dục và đào tạo cũng nhanh chóng áp dụng e-Learning rộng rãi. Các khoá học, lớp học, bài giảng nhanh chóng đưa lên mạng tạo điều kiện cho việc học hành nhanh chóng và hiệu quả. Các nước khác như Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Malaysia, Nam Phi - những quốc gia coi trọng giáo dục tiếp nối việc ứng dụng và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động đào tạo trực tuyến. Tại các quốc gia này, có nhiều ứng dụng e-Learning được phát triển và đưa vào sử dụng rộng rãi có tính hệ thống.

Tại Việt Nam, giáo dục là một trong những ngành được ưu tiên cao nhất và được hưởng các nguồn đầu tư cao nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới. Với định hướng đó, Việt Nam đã quyết định đưa công nghệ thông tin vào tất cả mọi cấp độ giáo dục nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập trong tất cả các môn học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ các công cụ và kỹ năng cho kỷ nguyên thông tin. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển mô hình hệ thống e-Learning. Bên cạnh truyền thống hiếu học cùng với các chính sách hỗ trợ đổi mới, cải cách giáo dục từ các ban ngành, đoàn thể đã tạo điều kiện để việc chuyển hoá hình thức học tập này được triển khai nhanh chóng. Ngoài ra còn cần kể đến các yếu tố khác cũng góp phần thúc đẩy đào tạo e-Learning ở Việt Nam phát triển như:

  • Hệ thống giáo dục quốc gia rộng lớn với hàng ngàn học sinh sinh viên có nhu cầu học tập, đào tạo theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đặc biệt là các chương trình đào tạo bổ sung, đào tạo chuyên sâu… nhằm nâng cao chất lượng nhân sự được quan tâm ở nhiều cơ quan ban ngành.
  • Nhu cầu chủ động học tập nâng cao kiến thức chuyên môn của người chuẩn bị đi làm, người đi làm,... được ghi nhận ở tỷ lệ cao.
  • Nhu cầu lớn về nguồn nhân sự chất lượng của các tổ chức, doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp, công ty có quy mô nhân sự hàng ngàn người thì việc chuẩn hóa chất lượng nhân sự luôn được ưu tiên chú trọng.
  • Nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức, chuyên môn của người học đa dạng như: ngoại ngữ, kiến thức phổ thông, luyện thi, kỹ năng mềm,...

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các doanh nghiệp triển khai các mô hình đào tạo trực tuyến và thi trực tuyến. Định hướng xây dựng một mô hình đào tạo trực tuyến hoàn chỉnh. Nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà, vươn tầm quốc tế.

Tuy được đánh giá là mô hình đào tạo phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, nhưng để nhân rộng mô hình đào tạo trực tuyến tại Việt Nam thì còn hạn chế khá nhiều. Để khắc phục điều này, có nhiều vấn đề đặt ra cho các đơn vị, tổ chức liên quan cùng chung tay góp sức.

  • Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm đường truyền trang thiết bị cần được trang bị tương thích để đảm bảo hỗ trợ việc học và dạy.
  • Xây dựng hệ thống đào tạo theo quy trình cụ thể, rõ ràng, khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của các đối tượng sử dụng.
  • Gia tăng sự ủng hộ, đón nhận từ người học, người dạy và người quản lý thông qua công tác tuyên truyền rõ về lợi ích thiết thực của đào tạo trực tuyến.

Với những tiềm năng có sẵn, việc phát triển và nhân rộng mô hình e-Learning tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, vấn đề lưu ý quan trọng khi áp dụng mô hình đào tạo mới này là lựa chọn hệ thống đào tạo phù hợp để áp dụng hiệu quả.


Done. Bài này là bài đầu tiên trong chuỗi các bài về Open edx. Mời các bạn đón đọc số thứ 2 link ở đây. Cảm ơn mọi người đã quan tâm.

Source: https://viblo.asia/p/edx1-tinh-cap-thiet-cua-dao-tao-truc-tuyen-RnB5pV0wZPG